Tesla khóa 1/3 phạm vi hoạt động của xe, tương đương 129 km bằng phần mềm. Ảnh: Electrek.
Câu chuyện được Jason Hughes, một hacker khét tiếng được biết đến về dịch vụ kích hoạt tính năng bị khóa trong xe Tesla kể lại. Khách hàng mua lại một chiếc Tesla Model S 60 (pin bị khóa ở mức 60 kWh), nhưng từng được Tesla bảo hành, thay pin và mở dung lượng 90 kWh rồi trả cho khách.
Bởi các dòng xe Tesla cũ chỉ có kết nối 3G, khách hàng này đã đến trung tâm bảo hành của Tesla để được cập nhật phần mềm nhằm đảm bảo xe có thể kết nối Internet. Sau khi đưa xe đến Tesla bảo hành, vị khách đã nhận được cuộc gọi từ trung tâm sửa chữa, nói rằng họ đã tìm thấy lỗi trong hệ thống và họ sẽ tiến hành “sửa chữa lại” chiếc xe.
"Bản vá lỗi” của Tesla đã đưa chiếc xe của vị khách ngược trở lại cấu hình ban đầu, tương tự Model S 60, giảm khoảng 129 km phạm vi hoạt động của xe với cho dù vị khách đã nâng cấp pin.
Cho dù vị khách cố gắng giải thích mình mua lại khi xe đang là mẫu Model S 90 và yêu cầu công ty kích hoạt lại phạm vi bị khóa, Tesla vẫn yêu cầu người này phải trả 4.500 USD để mở khóa phạm vi mở rộng.
Hughes nhận ra rằng tuy có thể sử dụng bản hack phần mềm để khôi phục lại phạm vi hoạt động, việc này sẽ yêu cầu xe ngắt kết nối hoàn toàn khỏi các dịch vụ của Tesla, ngược lại mục đích ban đầu của vị khách hàng.
Bởi vậy, thay vì hack vào hệ thống xe, Hughes quyết định đưa câu chuyện lên mạng xã hội. Ngay lập tức, bài đăng của anh được mạng xã hội lan truyền mạnh mẽ. Chỉ sau khi chủ đề thu hút dư luật một cách mạnh mẽ, Tesla mới liên hệ với khách hàng để thông báo họ sẽ "xử lý vấn đề ngay lập tức".
Chỉ đến khi nhận được phản ứng tiêu cực của cộng đồng mạng, hãng xe điện mới nhượng bộ với người dùng.
Trong quá khứ, Tesla từng bán xe Model S với viên pin bị khóa bằng phần mềm. Phiên bản Tesla Model S 40 mà hãng ra mắt thực tế là Model S với viên pin 60 kWh bị khóa bằng phần mềm, khiến pin của xe chỉ vận hành ở mức công suất 40 kWh. Đây là cách công ty sử dụng để cung cấp nhiều tùy chọn phạm vi khác nhau cho người dùng mà không khiến công đoạn sản xuất bị phức tạp lên với các viên pin khác nhau.
Sau khi xe đến tay khách hàng, Tesla bắt đầu cung cấp cho chủ sở hữu tùy chọn mở khóa hoàn toàn dung lượng pin với một khoản phí bổ sung. Tuy đã loại bỏ mô hình kinh doanh từ nhiều năm qua, công ty vẫn sử dụng các bộ pin bị khóa phần mềm khi thực hiện thay thế hay bảo hành cho các mẫu xe nhất định mà hãng không sản xuất nữa.
(Theo Zing)
Chuyên gia chỉ cho phóng viên Bloomberg thấy lỗ hổng bảo mật trên xe điện Tesla.
" alt=""/>Tesla khóa dung lượng pin xe điện, ép người dùng bỏ 4.500 USD để mở(Ảnh: Internet)
Tràn lan nội dung độc hại
"Điều đáng sợ của công việc này là bạn bị ảnh hưởng từ từ, thậm chí bạn còn không nhận ra nó. Ban đầu, bạn nghĩ đó không phải vấn đề lớn nhưng hóa ra nó ảnh hưởng rất nhiều đến bạn", Wisam - một cựu nhân viên kiểm duyệt nội dung làm việc cho Majorel chia sẻ.
Trước TikTok, Wisam là nhân viên kiểm duyệt nội dung kỳ cựu của Facebook, được tuyển dụng thông qua cùng một công ty gia công phần mềm. Anh cho biết khi TikTok trở nên phổ biến hơn, số lượng nội dung độc hại trên nền tảng này có thể sẽ tăng nhanh.
Mặc dù TikTok sử dụng trí thông minh nhân tạo để kiểm duyệt nội dung nhưng công nghệ này nổi tiếng là hoạt động không hiệu quả với những ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Vì thế, người lao động vẫn được thuê để kiểm duyệt những video nội dung độc hại trên nền tảng.
Việc thuê bên thứ ba tuyển dụng nhân viên kiểm duyệt cho phép những gã khổng lồ như Meta hay ByteDance (công ty mẹ của TikTok) có lý do hợp lý để từ chối trách nhiệm khi người lao động phàn nàn về điều kiện làm việc hay vấn đề tâm lý do công việc gây ra.
Majorel thường khuyến khích nhân viên tìm việc khác nếu không thể chịu đựng nổi công việc kiểm duyệt nội dung độc hại. Tuy nhiên, họ thường chọn ở lại vì khó kiếm được cơ hội việc làm tương tự.
Những chỉ tiêu "bất khả thi"
Samira (23 tuổi) gia nhập Majorel tháng 7/2020 với nhiệm vụ kiểm duyệt TikTok Lives. Lúc đầu, cô được phân công xem 200 video mỗi giờ và phải duy trì sự chính xác lên tới 95%. Ba tháng sau, người quản lý của cô đã tăng chỉ tiêu lên mức cô chỉ có khoảng 10 giây để xem 1 video.
"Chỉ tiêu mới gần như bất khả thi. Họ không coi chúng tôi là con người mà là robot", Samira nói.
Những cựu nhân viên khác cũng cho biết chỉ tiêu của họ rất khó đạt được. Khi không đạt được yêu cầu, họ bị khiển trách và cắt khoản thưởng 50 USD bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, nhân viên kiểm duyệt nội dung tại Majorel có ít thời gian nghỉ hơn so với đồng nghiệp ở Mỹ. Phân ca làm việc không hợp lý cũng là một trong những vấn đề bị kêu ca.
"Đôi khi, tôi làm việc từ trưa cho đến nửa đêm, 12 tiếng liên tục. Người quản lý thường thêm hoặc đổi ca làm của tôi mà không thông báo trước. Đó là lý do chính khiến tôi nghỉ việc", Imani nói.
Kể từ khi rời Majorel gần 1 năm trước, Samira đã bắt đầu quá trình hồi phục tâm lý. Sau khi bỏ việc, cô đã dành 6 tháng để chữa lành các tổn thương và chuyển về phía tây, đến thành phố ven biển Agadir. Tại đây, cô làm giáo viên tiếng Anh cấp hai và cấp ba. Với công việc này, cô kiếm được gấp đôi mức lương nhận được với tư cách là người kiểm duyệt nội dung cho TikTok.
(Ảnh: Internet)
Vấn đề tâm lý nghiêm trọng
Sau khi xem các video chứa nội dung độc hại, Samira bắt đầu gặp nhân viên tư vấn chăm sóc sức khỏe tại nhà mỗi tháng 1 lần. Tuy nhiên, mỗi lần như vậy, cô lại gặp một người khác với người lần trước. Do đó, hiệu quả không được như mong đợi.
Một số cựu nhân viên khác cũng nói rằng các cố vấn sức khỏe của công ty không thể giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lý gặp phải. "Những cuộc gặp hàng tháng hiếm khi giúp chúng tôi cảm thấy khá hơn với một công việc liên tục phải tiếp xúc với nội dung độc hại mỗi ngày", một người cho biết.
Bên cạnh đó, họ cũng sợ rằng các cố vấn sẽ báo cáo lại với bộ phận nhân sự mà không có sự đồng ý của họ. Điều này có thể gây bất lợi cho công việc sau này.
Về phần mình, phát ngôn viên của Majorel nói với Insider rằng công ty tài trợ chi phí để nhân viên kiểm duyệt nội dung gặp gỡ các nhà tâm lý học ngoài công ty. Tuy nhiên, ít nhất 4 cựu nhân viên cho biết họ không được cung cấp dịch vụ nào như vậy.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế, Insider, CNBC)
Tạo dáng trên đường băng, ngồi lên băng chuyền hành lý để chụp ảnh, quay clip... các TikToker đang bất chấp nguy hiểm chỉ vì lượt like, share trên mạng xã hội.
" alt=""/>Ám ảnh của nhân viên kiểm duyệt nội dung video trên TikTokNhận ra tầm quan trọng của việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, tại hội thảo "Moving to Cloud, Transform with Conversational AI & Automation" do CMC Telecom phối hợp cùng Uniphore tổ chức, các chuyên gia sẽ bật mí về lợi ích của tổng đài ảo, chia sẻ những đột phá trong công nghệ AI đàm thoại và tự động hóa. Các giải pháp này mang đến diện mạo mới cho các bộ phận, trung tâm chăm sóc khách hàng và các case study ứng dụng thành công AI đàm thoại nhằm cải thiện, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Trong khuôn khổ sự kiện, ông Lê Anh Vũ, Giám đốc Sáng tạo của CMC Telecom sẽ chia sẻ “bí kíp” tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Đại diện của CMC Telecom tham gia hội thảo còn có ông Nguyễn Toàn Anh - Giám đốc Trung tâm Telesales của CMC Telecom sẽ “bật mí” bí mật đột phá doanh thu với CMC One.CX.
Theo Uniphore, tại webinar, ông Nguyễn Thi - Giám đốc Điều hành toàn quốc và ông Vương Ngọc Trác - Kỹ sư Kinh doanh cấp cao sẽ chia sẻ những câu chuyện về AI và công nghệ tự động hóa đàm thoại nhằm tạo sức bật cho doanh nghiệp Việt. Ông Thi đã có kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực giải pháp dịch vụ khách hàng cho các khách hàng lớn đa ngành; ông Vương Ngọc Trác cũng có kinh nghiệm hơn 10 năm tư vấn giải pháp, kỹ thuật hệ thống và vận hành tại nhiều doanh nghiệp lớn.
Sự kiện do CMC Telecom và Uniphore phối hợp tổ chức dành cho những doanh nghiệp quan tâm, mong muốn nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua khâu chăm sóc “thượng đế”. Sự kiện được tổ chức miễn phí qua Zoom. Người tham dự hội thảo sẽ có cơ hội nhận được một chiếc Airpod Pro giá trị đến từ ban tổ chức chương trình.
Sự kiện sẽ diễn ra từ 10h - 11h30 ngày 03/08/2022 trên nền tảng Zoom Link đăng ký tham gia sự kiện: https://event.cmctelecom.vn/uniphore Mọi nhu cầu hỗ trợ về sự kiện liên hệ ban tổ chức SĐT: 0399.858.346 Email: cloud@cmctelecom.vn |
Thúy Ngà
" alt=""/>Chuyên gia CMC Telecom bày cách tối ưu trải nghiệm khách hàng